Những năm 1930 - 1945, thực dân Pháp tiến hành mở đường núi chạy thẳng đến sở Ông Câu bên bờ tây nhằm phục vụ yêu cầu phòng thủ và kiểm soát Vịnh Đông Nam, nhất là việc kiểm soát tù vượt ngục. Tù nhân phải khiêng đá vô cùng nặng nhọc kiệt sức, lại thêm địa thế núi hiểm trở, cheo leo. Khi xây một cây cầu trên đèo Ông Đụng Cầu, đã có 356 người tù thiệt mạng mà chỉ mới xây được hai mố cầu cao 8m. Cách mạng tháng 8 thành công, công trình này bị bỏ dở.
Tên Ma Thiên Lãnh do tù nhân Côn Đảo lấy tên một ngọn núi ở Triều Tiên với địa thế hiểm ác đặt nên. Ngày nay, cầu Ma Thiên Lãnh là một di tích lịch sử hằng ngày thường có những khách phương xa đến cúng bái.
Những năm 1930 - 1945, thực dân Pháp tiến hành mở đường núi chạy thẳng đến sở Ông Câu bên bờ tây nhằm phục vụ yêu cầu phòng thủ và kiểm soát Vịnh Đông Nam, nhất là việc kiểm soát tù vượt ngục. Tù nhân phải khiêng đá vô cùng nặng nhọc kiệt sức, lại thêm địa thế núi hiểm trở, cheo leo. Khi xây một cây cầu trên đèo Ông Đụng Cầu, đã có 356 người tù thiệt mạng mà chỉ mới xây được hai mố cầu cao 8m. Cách mạng tháng 8 thành công, công trình này bị bỏ dở.
Tên Ma Thiên Lãnh do tù nhân Côn Đảo lấy tên một ngọn núi ở Triều Tiên với địa thế hiểm ác đặt nên. Ngày nay, cầu Ma Thiên Lãnh là một di tích lịch sử hằng ngày thường có những khách phương xa đến cúng bái.